Hô hát Bài Chòi
Hô hát Bài Chòi
Hô hát Bài Chòi
Hô hát Bài Chòi
Hô hát Bài Chòi

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0332958355

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: Tamthanh@gmail.com

Địa chỉ: Tam Thanh Xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

HÔ HÁT BÀI CHÒI Hô hát bài chòi là nét văn hóa đã tồn tại trong đời sống người dân xã Tam Thanh từ xưa đến nay. Không ai biết được chính xác bài chòi xuất hiện tại địa phương từ thời điểm nào, chỉ biết từng câu thai, câu hát bài chòi đã đi vào tiềm thức mỗi người dân nơi đây từ thuở bé. Vào dịp Tết Nguyên đán, tại từng thôn, xóm người dân tập trung về các lều đã dựng sẵn cùng nhau chơi đánh bài chòi. Cứ thế, đời này truyền qua đời nọ, đời sau kế thừa từ đời trước và Bài chòi trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Ngày 7/12/2017, tại Hàn Quốc, Ủy ban Liên Chính phủ UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã ra Nghị quyết đưa “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm vui to lớn với các tỉnh, thành phố có di sản như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, ... Xem nhiều hơn

Giới thiệu

×

HÔ HÁT BÀI CHÒI

Hô hát bài chòi là nét văn hóa đã tồn tại trong đời sống người dân xã Tam Thanh từ xưa đến nay. Không ai biết được chính xác bài chòi xuất hiện tại địa phương từ thời điểm nào, chỉ biết từng câu thai, câu hát bài chòi đã đi vào tiềm thức mỗi người dân nơi đây từ thuở bé.

Vào dịp Tết Nguyên đán, tại từng thôn, xóm người dân tập trung về các lều đã dựng sẵn cùng nhau chơi đánh bài chòi. Cứ thế, đời này truyền qua đời nọ, đời sau kế thừa từ đời trước và Bài chòi trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Ngày 7/12/2017, tại Hàn Quốc, Ủy ban Liên Chính phủ UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã ra Nghị quyết đưa “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm vui to lớn với các tỉnh, thành phố có di sản như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung. Từ đó, Bài chòi trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đánh bài chòi là một trò chơi dân gian giải trí mang tính chất văn chương bình dân. Người ta đánh bài chòi để thử thời vận hên xui dịp đầu năm, chứ không mang tính ăn thua đỏ đen. Dần dần, bài chòi đã phát triển đi lên thành một nghệ thuật quần chúng. Từ một nghệ nhân ban đầu là “Anh Hiệu” đóng đủ mọi vai, về sau xuất hiện nhiều nghệ nhân và hình thành một sân khấu hẳn hoi như sân khấu tuồng truyền thống.

Bài chòi gồm 30 con bài, được in trên 10 tấm thẻ tre giao cho người chơi và cũng 30 con bài đó đựng trong 1 ống tre để “anh hiệu” hô thai.

Ngày xưa, không gian chơi bài chòi diễn ra trong những chiếc chòi làm bằng tre lợp tranh. Trò chơi bắt đầu khi anh Hiệu (mặc áo dài khăn đóng chỉnh tề) cất tiếng hò một bài lục bát hoặc song thất lục bát bằng chất giọng rặt phương ngữ tiếng Quảng Nam không lẫn vào đâu được:

Gió xuân phảng phất nhành tre

Xin mời bà con cô bác lắng nghe bài chòi……….

Một đêm hội bài chòi có đội hô bài gồm một Hiệu chính và một hoặc hai Hiệu phụ, trong đó có đủ nam nữ thì diễn xuất mới linh hoạt. Nhạc cụ thường sử dụng có đàn cò, song loan, trống.

Cuộc chơi bài chòi có sinh động có rôm rả hay không còn phụ thuộc vào tài hô hát của anh Hiệu, anh Hiệu phải thuộc hàng trăm bài thơ, bài vè, hàng ngàn câu ca dao; phải biết hát nam, hát khách những làn điệu dân ca đặc trưng của những vùng miền xứ Quảng. Chính vì tính dân dã, mộc mạc và vui nhộn nên trò chơi dân gian này thu hút rất nhiều người tham gia và xem. Họ đắm mình trong những làn điệu dân ca quen thuộc, thả hồn theo những câu hò, điệu hát mộc mạc, dân dã.

Bài chòi trở thành một loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian thú vị bởi lẽ đây vừa là nơi biểu diễn hát hò, đối đáp; vừa là nơi gặp gỡ của bà con làng trên xóm dưới, đây còn là nơi nam thanh, nữ tú gặp gỡ, tìm hiểu, trao duyên.

Để phục hồi và bảo tồn loại hình nghệ thuật này, từ năm 2013 UBND xã Tam Thanh đã sưu tầm những làn điệu bài chòi còn truyền miệng tại địa phương và các vùng lân cận để người dân tập luyện. Đến năm 2014 UBND xã giao Ban tổ chức Vui Xuân xã tổ chức Liên hoan hô hát dân ca bài chòi xã Tam Thanh lần thứ I với sự tham gia của 7 đội chơi đến từ 7 thôn trên địa bàn xã. Liên hoan đã thu hút đông đảo khan giả đến xem và cổ vũ, tạo sân chơi trong dịp Tết cho Nhân dân và được thành phố biểu dương.

Từ đó đến nay địa phương đã tổ chức 08 lần Liên hoan, (riêng năm 2021 và 2022 do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên hoạt động này bị tạm ngưng).

Đồng thời thành lập các CLB Dân ca - Bài chòi, Bài chòi trên địa để cho những người yêu bài chòi và nhạc dân ca truyền thống Việt Nam giao lưu, sinh hoạt; qua đó bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa tinh thần của bao thế hệ người dân Tam Thanh đồng thời hướng đến việc lan tỏa nghệ thuật này đến nhân dân và du khách.

Các Câu lạc bộ Bài chòi hiện nay luôn sẵn sàng phục vụ Nhân dân và du khách. Hằng tuần các CLB Bài chòi thường tổ chức các đêm Hội Bài chòi để phục vụ người dân trong xã và các xã lân cận.

Các đoàn khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ đặt lịch:

+ CLB Bài chòi Tỉnh Thủy (sđt: 0905.891320 gặp A.Xa)

+ CLB Dân ca - Bài chòi Tam Thanh (sdt 0937.807.687 gặp a.Trung).

 

Bình luận và Đánh giá

/ 5
đánh giá

Bạn cần phải hoặc Đăng ký tài khoản mới để được bình luận.

Bản đồ

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực

Z