Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh
Làng Bích Họa Tam Thanh

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0332958355

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: Tamthanh@gmail.com

Địa chỉ: Tam Thanh Xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

LÀNG BÍCH HỌA TAM THANH Vị trí thuyết minh: Nhà văn hóa thôn Hòa Trung, xã Tam Thanh Tam Thanh là xã biển duy nhất của Thành phố Tam Kỳ, cách trung tâm thành phố khoảng 8km nằm về phía Đông Nam. Địa hình Tam Thanh được bao bọc bởi 1 bên là dòng sông Trường Giang hiền hòa; một bên là biển Đông với nước biển trong xanh, cát trắng trải dài. Người dân trong làng sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác đánh bắt thủy hải sản. Trước đây, người dân Tam Thanh lấy biển làm nhà, năm nào trời yên biển lặng, tôm cá được mùa, cuộc sống người dân no đủ; năm nào thời tiết bất lợi, mưa bão kéo dài thì cuộc sống khó khăn thiếu thốn. Các loại thủy sản: cá, ghẹ, mực, tôm… khai thác được bán qua các địa phương lân cận, các xã bên kia sông. Dịch vụ du lịch lúc này còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa thật sự phát triển. Đến năm 2016 được sự hỗ trợ của Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF), Chương trình định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat) phối hợp với UBND thành phố Tam ... Xem nhiều hơn

Giới thiệu

×

 LÀNG BÍCH HỌA TAM THANH

Vị trí thuyết minh: Nhà văn hóa thôn Hòa Trung, xã Tam Thanh

Tam Thanh là xã biển duy nhất của Thành phố Tam Kỳ, cách trung tâm thành phố khoảng 8km nằm về phía Đông Nam.

Địa hình Tam Thanh được bao bọc bởi 1 bên là dòng sông Trường Giang hiền hòa; một bên là biển Đông với nước biển trong xanh, cát trắng trải dài. Người dân trong làng sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác đánh bắt thủy hải sản. Trước đây, người dân Tam Thanh lấy biển làm nhà, năm nào trời yên biển lặng, tôm cá được mùa, cuộc sống người dân no đủ; năm nào thời tiết bất lợi, mưa bão kéo dài thì cuộc sống khó khăn thiếu thốn. Các loại thủy sản: cá, ghẹ, mực, tôm… khai thác được bán qua các địa phương lân cận, các xã bên kia sông. Dịch vụ du lịch lúc này còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa thật sự phát triển.

Đến năm 2016 được sự hỗ trợ của Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF), Chương trình định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat) phối hợp với UBND thành phố Tam Kỳ triển khai dự án “Mỹ thuật cộng đồng – đưa Nghệ thuật vào không gian sống”. Dự án đã thu hút các họa sỹ đến từ đất nước Hàn Quốc, các sinh viên Việt Nam và lực lượng tình nguyện địa phương cùng tham gia. Trong vòng 3 tuần, các họa sỹ miệt mài sáng tác dưới cái nắng rực lửa của miền Trung và sự hỗ trợ của cộng đồng. Đã có 100 ngôi nhà, tường rào được sơn vẽ với 70 bức tranh bích họa. Từ một làng chài ven biển; dưới nét bút của các họa sỹ xứ Kim Chi, đã có sự đổi thay rõ rệt; những bức tranh đầy màu sắc làm không gian làng quê như bừng sáng lên. Điều này thu hút đông đảo du khách trong nước và thế giới đến tham quan, chụp hình. Tên làng Bích họa Tam Thanh ra đời từ đó.

Khánh thành Làng Bích họa Tam Thanh năm 2016

Bức tường lưu niệm của dự án với dòng chữ:  TAM THANH MURAL VILLAGE VIET NAM - KOREA JOINT PROJECT ART FOR A BETTER COMMUNITY (Có nghĩa là làng bích họa Tam Thanh, đây là dự án hợp tác nghệ thuật giữa Việt Nam và Hàn Quốc cho cuộc sống tốt đẹp hơn)

 Hình ảnh trên tường lưu niệm được  cách điệu  hoá với 2 bàn tay đang liên kết với nhau thể hiện sự hợp tác giữa 2 nước Việt - Hàn trong hiện tại và tương lại sau này, với màu sắc chủ đạo là màu đỏ, xanh, vàng, đen  những  màu trên màu cờ giữa 2 nước, dưới đó là dòng chữ “xin chào” được viết bằng 2 thứ tiếng Việt Nam và Hàn Quốc dưới bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ Hàn Quốc, nhóm sinh viên tình nguyện từ tỉnh Gyeongbuk, câu lạc bộ mỹ thuật Tam Kỳ và người dân địa phương sau hơn 20 ngày miệt mài làm việc. Phía bên dưới bức tường lưu niệm là những bức tranh của các em thiếu nhi tại thôn Trung Thanh (nay là thôn Hòa Trung) đã được các tình nguyện viên vẽ lại với thông điệp hãy quan tâm tới trẻ thơ vì tương lai tươi sáng của trẻ em.

Tiếp đến là bức tranh vượt sóng vươn khơi: một hình ảnh quen thuộc đối với người dân làng chài Tam Thanh. Hàng ngày, những ngư dân Tam Thanh đẩy thúng tròn và mang theo các loại lưới, ống câu… để ra biển đánh bắt hải sản. Bức tranh tái hiện hình ảnh người đàn ông trong làng đang vượt sóng ra khơi để đánh bắt hải sản, mưu sinh.

Một bức tranh với đàn chim sẻ - loại chim thường làm tổ trên nhà, trên cây dừa, các bui cây khác ở Tam Thanh. Chim sẻ thường bay đi theo đàn.

Bên cạnh là bức tranh cây dừa - một loại cây khá phổ biến ở nước ta, trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, cây dừa vẫn vươn lên xanh mát, gợi nhớ những câu thơ:

Bao năm canh giữ biển trời

Bền bỉ và dẻo dai

Vẫn không quên kết trái

Dâng sữa ngọt cho đời.

Và kế đến đền thờ, nơi thờ những người dân trong làng chết do bom đạn trong chiến tranh.

Bức tường cá gỗ với nhiều loại cá đầy màu sắc cũng như sự đa dạng của các loại cá trong đại dương - làm cho không gian thêm sống động.

Trước mặt chúng ta là biển cả mênh mông và con đường bờ kè chắn sóng, chắn cát.

Biển Tam Thanh là một trong những Bãi biển đẹp của miền Trung Việt Nam. Trên bờ biển nhiều thuyền nan của ngư dân đã về bờ sau những giờ phút lao động miệt mài trên biển, cùng một số ngư lưới cụ. Trên con đường này, hàng ngày người dân, du khách dạo mát hoặc tập thể dục.

Biển Tam Thanh là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Bãi biển còn rất hoang sơ với dải cát trắng, vàng. Du khách đến với biển Tam Thanh vào những ngày hè, lúc sáng sớm khi ánh mặt trời ló dạng, sẽ nhìn thấy bãi cát trắng thoai thoải mịn màng phô bày tươi nguyên như thảm lụa khổng lồ vừa dệt xong. Biển lặng, nước trong xanh, sóng vỗ về e ấp. Ban trưa ánh nắng ngập tràn hòa cùng những đợt sóng tung bọt trắng xóa. Và khi mặt trời gần buông xuống, sóng biển lớp lớp nhấp nhô hòa nhịp với làn gió mát đầy quyến rũ. Biển như đang nô đùa cùng với du khách bơi lặn, tắm biển.

Hằng năm UBND thành phố Tam Kỳ chọn bãi biển Tam Thanh để tổ chức các hoạt động như: ngày hội Văn hóa – Thể thao – Du lịch biển cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc sắc: Chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng tuần du lịch biển; văn hóa ẩm thực; triển lãm ảnh nghệ thuật, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống; thi thả diều; giải bơi lội, giải lắc thúng tròn…

Từ vị trí bờ biển này, tiến về hướng thôn Hòa Thượng (phía tay trái), chúng ta sẽ đến tiểu hoa viên và xem bức tranh Cô gái Tam Thanh. Lấy cảm hứng từ một bé gái trong làng và được vẽ vào năm 2016, Bức tranh khắc họa đôi mắt cô gái hướng về phía biển (như hình ảnh bao người thân ở nhà mong chờ người cha, người ông, người chồng) quay trở về an toàn sau những chuyến đi biển trở về an toàn và trên ghe, trên thúng đầy ắp cá tôm. Nghề đánh bắt trên biển luôn tiềm ẩn những nguy cơ khi đối mặt với song to, gió lớn. Một chiếc thuyền nhỏ giữa biển trời mênh mông, vẫn là điều canh cánh trong lòng những đứa con thơ, người vợ, người mẹ.

Phía trước là các bức tranh vẽ thuyền trên sóng, vẽ các loài hoa; bức vẽ phác thảo hình ảnh từng chi tiết của một con thuyền trước khi đóng hoàn chỉnh được khắc họa trên tường Homestay Micasa. Tiếp đến là các bức tranh thuyền trên biển, tranh vẽ hoa lá, Song ngư trên tường một hộ dân, tranh vẽ cảnh trẻ em trong làng vui đùa, bên gốc cây xanh và chú chó nhỏ trên tường Homestay Ben’s House… Hay bức tranh vẽ cựu huấn luyện viên Park Hang-seo của đội tuyển Việt Nam cùng trận bóng trên thảm cỏ Thường Châu tại giải U23 châu Á ở Trung Quốc năm 2018.

Trước mặt du khách là khu vực trưng bày các tác phẩm tranh vẽ trên thuyền thúng và tác phẩm Duyên Trăng.

Tiếp tục di chuyển về phía trước vẫn còn rất nhiều bức tranh dọc hai bên đường với các loại hoa giấy đầy màu sắc đang chờ đón du khách.

Từ Nhà văn hóa thôn Hòa Trung, nếu du khách đi về hướng Nam sẽ đến thôn Hòa Hạ. Trên đường đi chúng ta được xem rất nhiều tranh vẽ về các động vật biển, sóng biển, nàng tiên cá, hoa sen….

Bức tranh cá chuồn cùng với mít xanh gợi nhớ câu ca:

Ai về nhắn với nậu nguồn

Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.

Đây là một món ăn ngon kết hợp từ hải sản và nông sản rất ngon, ăn một lần là nhớ mãi. Ngoài ra, cá chuồn còn chế biến được các món canh chua, cá chuồn nướng cũng rất tuyệt vời.

Dọc đường đi, các loài hoa khoe sắc khi hè về.

Ở Tam Thanh có một bức tranh được họa sỹ Hàn Quốc vẽ từ năm 2016. Bức tranh gia đình thợ may. Đó là gia đình anh Võ Đức, chị Tường Vy cùng hai con nhỏ.

Gia đình anh có kinh tế rất khó khăn trong làng, bản thân anh bị mất sức lao động (bị câm và bị điếc), chị vợ bị khuyết tật chân đi lại khó khăn, gia đình anh sống nhờ cửa hàng may nhỏ, nhưng gia đình anh rất hạnh phúc, vợ chồng hết mực yêu thương nhau, 2 con đều ngoan ngoãn, chăm học. Hình ảnh bức tranh rất thật cho ta thấy nghệ thuật vẽ tranh tài ba của các nghệ sỹ đến từ xứ sở Kim Chi. Câu chuyện tình của vợ chồng anh Đức rất cảm động, hai người gặp nhau khi đi khám bệnh, có lẽ do duyên trời định, họ đã thích nhau từ cái nhìn đầu tiên, quyết định tìm hiểu nhau và đi đến hôn nhân. Vì lý do sức khỏe của hai vợ chồng nên công việc không ổn định, thu nhập rất thấp, lại nuôi hai con nhỏ ăn học, điều kiện kinh tế rất khó khăn, là hộ nghèo trong xã. Để giúp đỡ họ, họa sỹ Lê Thị Thu đã hướng dẫn họ may những túi xách nhỏ làm mặt hàng lưu niệm, anh chồng sẽ hướng dẫn khách vẽ tranh lên những túi may sẵn để kiếm thêm thu nhập. Đây là một sản phẩm handmade do anh chị tự tay làm ra.

Tiếp tục di chuyển vẫn còn nhiều bức tranh đẹp đang chờ đón du khách khám phá ở phía trước. Đó là các tranh về đại dương, về các loại cá, cảnh biển Tam Thanh ….

Du khách thân mến, ở mỗi địa phương có phong tục, nét văn hóa của từng vùng, miền khác nhau. Tam Thanh thì có tục thờ cúng cá Ông. Lăng thờ Đức Ông nam hải là minh chứng rõ nét cho điều này.

Theo sử liệu, vào năm Thành Thái thứ 4 (1893), khi xuất hiện cá Ông lụy vào bờ, nhân dân Tam Thanh đã chôn cất tại khu đất ngay sát bờ biển và làm lễ tế long trọng. Sau đó người dân lập lăng thờ phụng và giữ gìn, hương khói cho đến nay. Đây cũng là công trình còn lại duy nhất của loại hình kiến trúc lăng thờ gắn với mộ, liên quan đến tín ngưỡng thờ cá Ông - Đức Ông Nam Hải của ngư dân ven biển Quảng Nam. Lăng thờ Đức Ông Nam Hải là biểu tượng văn hóa, điểm tựa tâm linh của người vùng biển. Tổng thể diện tích của lăng khoảng hơn 100m2, xung quanh có tường bao bọc, bức tường phía trước với kiến trúc Cổng Tam quan còn được bảo tồn khá tốt. Vật liệu xây dựng trên lăng là vôi vữa, đá ong và gạch dồ. Hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, dịp kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá (1/4) địa phương tổ chức Lễ cầu Ngư. Trong Lễ hội cầu ngư, phần nghi lễ quan trọng nhất là dâng hương và đọc văn tế Thần Ngư do các cụ cao niên có uy tín trong xã thực hiện. Ngay sau phần nghi lễ là màn biểu diễn hô hát bả trạo thể hiện sự biết ơn việc che chở, nâng đỡ của cá Ông đối với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời nguyện cầu mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màn bội thu. Lễ cầu ngư được tổ chức còn là dịp để các ngư dân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và cùng sát cánh bên nhau trong quá trình vươn khơi, bám biển.

Di tích Lăng thờ Đức Ông Nam Hải trước khi trùng tu

Trong làng còn có nghề sản xuất nước mắm truyền thống với …. hộ tham gia. Quanh đây có một số cơ sở, Hợp tác xã chế biến nước mắm, du khách có thể chọn làm sản phẩm quà tặng cho bạn bè, người thân.

Hành trình vẫn còn ở phía trước với các bức tranh và con đường với nhiều loài hoa ạ. Tiếp đến chúng ta có thể ngắm cảnh sông – biển Tam Thanh tại điểm quan sát Đôi mắt Tam Thanh, xem các tác phẩm tranh vẽ nghệ thuật trên thuyền thúng và nhiều tác phẩm điêu khắc trưng bày. Hoặc di chuyển về phía sông Trường Giang để ngắm nhìn dòng sông yên ả, nơi đây có dịch vụ trải nghiệm trên thuyền thúng.

Dọc cung đường biển phía trước là các nhà hàng, quán ăn, bãi tắm Hạ Thanh, quảng trường biển (có các lực lượng bảo vệ + cứu hộ hỗ trợ du khách), quý khách có thể thưởng thức các món hải sản tươi ngon và tận hưởng làn gió biển mát lành. Du khách có thể lựa chọn lưu trú tại các dịch vụ lưu trú (homestay, nhà nghĩ, khách sạn…) trên địa bàn xã để cùng tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống làng chài.

Với ảnh hưởng thời tiết, từ năm 2016 đến nay đã có một số tác phẩm bị xuống màu. Trong các năm qua UBND thành phố Tam Kỳ đã tổ chức các hoạt động bồi đắp sản phẩm nghệ thuật tại địa phương, mở rộng phạm vi vẽ tranh về phía Bắc xã Tam Thanh để bảo vệ và làm phong phú thêm các tác phẩm nghệ thuật, phục vụ nhân dân và du khách gần xa.

Xin cảm ơn quý khách đã ghé thăm Làng Bích họa Tam Thanh. Xin chào và hẹn gặp lại./.

 

Bình luận và Đánh giá

/ 5
đánh giá

Bạn cần phải hoặc Đăng ký tài khoản mới để được bình luận.

Bản đồ

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực

Z