Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0332958355

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: Tamthanh@gmail.com

Địa chỉ: Tam Thanh Xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

Lễ Cầu Ngư – Hát Bả trạo Lễ cầu Ngư – hát Bả trạo gắn liền với văn hóa thờ cúng cá Ông, di tích Lăng thờ Đức Ông Nam Hải (lăng Ông). Thờ cúng cá Ông với khát vọng no đủ, cầu mong bình yên. Thờ cúng cá Ông thỏa mãn phần nào tâm linh của dân biển với ước muốn sóng yên biển lặng để làm ăn, tăng thêm sự tự tin khi vươn khơi đánh bắt, sự bình ổn trong tâm lý ngư dân nhằm vượt qua những khó khăn, thử thách hiện tại. Thờ cúng cá Ông góp phần bảo tồn một số hình thức sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian truyền thống. Tín ngưỡng cá Ông và lễ hội cầu ngư đã góp phần phản ánh nhận thức của ngư dân về nghề nghiệp, về vị trí của con người trong cộng đồng, về quan niệm nhân sinh. Thờ cúng cá Ông đã sản sinh ra một loại hát thờ/hát thiêng, làm giàu thêm sắc thái văn hóa xứ Quảng: Hát Bả trảo - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời hàm chứa ý nghĩa giáo dục và nhân văn. Đó là sự ... Xem nhiều hơn

Giới thiệu

×

Lễ Cầu Ngư – Hát Bả trạo

Lễ cầu Ngư – hát Bả trạo gắn liền với văn hóa thờ cúng cá Ông, di tích Lăng thờ Đức Ông Nam Hải (lăng Ông).

Thờ cúng cá Ông với khát vọng no đủ, cầu mong bình yên. Thờ cúng cá Ông thỏa mãn phần nào tâm linh của dân biển với ước muốn sóng yên biển lặng để làm ăn, tăng thêm sự tự tin khi vươn khơi đánh bắt, sự bình ổn trong tâm lý ngư dân nhằm vượt qua những khó khăn, thử thách hiện tại.

Thờ cúng cá Ông góp phần bảo tồn một số hình thức sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian truyền thống. Tín ngưỡng cá Ông và lễ hội cầu ngư đã góp phần phản ánh nhận thức của ngư dân về nghề nghiệp, về vị trí của con người trong cộng đồng, về quan niệm nhân sinh.

Thờ cúng cá Ông đã sản sinh ra một loại hát thờ/hát thiêng, làm giàu thêm sắc thái văn hóa xứ Quảng: Hát Bả trảo - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời hàm chứa ý nghĩa giáo dục và nhân văn. Đó là sự biểu hiện lòng biết ơn của ngư dân với một thần linh mà cụ thể là Đức Ông Nam Hải. Tín ngưỡng cá Ông cũng góp phần giáo dục truyền thống, đạo đức, giáo dục ý thức coi trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường đặc biệt là bảo vệ loài thú quý hiếm như cá Voi.

Trước đây, trước khi chuẩn bị ra khơi đánh bắt cá vụ Nôm, ngư dân thường tổ chức lễ cúng tại lăng Ông, gọi là Lễ cầu Ngư cầu mong xóm làng bình yên, ngư dân ra khơi được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều hải sản. Lễ này được tổ chức khá qui mô với sự tham gia của hầu hết ngư dân sinh sống trong vùng, kể cả các địa phương lân cận. Trong ngày lễ, ngoài việc cúng tế, người ta còn tổ chức trình diễn hát Bả trạo.

Trong những năm gần đây địa phương quan tâm đến việc phục dựng lễ cầu Ngư - hát Bả trạo và tổ chức Lễ cầu Ngư - hát Bả trạo vào ngày kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá (01/4), tại các thôn tổ thường chức Lễ cầu ngư vào dịp Tết Nguyên Đán.

Lễ cầu Ngư - hát Bả trạo là một hoạt động văn hóa không thể thiếu đối với người dân biển Tam Thanh nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, ngư dân đánh bắt một vụ mùa bội thu. Dịp này, người dân và du khách cùng nhau thắp nén nhang thể hiện tâm linh thành kính và sự biết ơn với Đức Ông Nam Hải.

Hát Bả trạo là một bộ phận của nghi lễ. Bả là bạn, Trạo là chèo, nên ngư dân gọi là “hát bạn chèo”. Kiểu hát thờ này thường được trình diễn tại Lăng Ông nên còn có tên “hát lăng”. Trong Lễ tế thần Nam Hải, hát Bả trạo được trình diễn ở hai lễ là chánh tế và lễ tế cô hồn.

Trình diễn Hát Bả trạo

Người tham gia biểu diễn Bả trạo là nam giới và dưới sự chỉ dẫn của ba ông Tổng. Đội hình biểu diễn được sắp xếp theo hình một chiếc thuyền với tâm thế biểu diễn chèo thuyền linh đưa hồn cá Ông về nơi cực lạc. Nội dung dàn trải suốt quá trình diễn xướng là ca ngợi công đức cá Ông, xót thương người quá cố. Bên cạnh đó, diễn xướng còn thể hiện quá trình đấu tranh dũng cảm của con người trước sóng gió, tinh thần đoàn kết cùng công việc lao động của ngư dân trên biển; mô tả quá trình lao động vất vả; đồng thời cầu mong cho một năm sóng yên biển lặng, thuyền bè luôn đầy ắp tôm, cá.

Lễ hội Cầu ngư – hát Bả trạo còn hàm chứa ý nghĩa giáo dục và nhân văn. Đó là sự biểu hiện lòng biết ơn của ngư dân với một tập thể thần linh mà trung tâm là thần cá Ông. Tín ngưỡng cá Ông cũng góp phần giáo dục truyền thống, đạo đức, giáo dục ý thức coi trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường đặc biệt là bảo vệ loài thú quý hiếm như cá Voi.

Do đó việc bảo vệ, trùng tu di tích Lăng thờ Đức Ông Nam Hải và khôi phục lễ hội Cầu ngư là một công việc rất cần thiết để bảo lưu các giá trị và tài sản văn hóa hữu hình và vô hình của bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt của ngư dân vùng vạn chài.

 

Bình luận và Đánh giá

/ 5
đánh giá

Bạn cần phải hoặc Đăng ký tài khoản mới để được bình luận.

Bản đồ

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực

Z